LÀM THẾ NÀO DẠY CON
Kính mời quý vị hãy cùng đọc bài viết sau đây của tác giả Hoang Vi Le:
“Hôm nay, cậu bé con một người bạn cũ của tôi tự sát...
Không một dấu hiệu gì báo trước. Không một lời từ biệt. Không một câu trăng trối. Tầng tầng lớp lớp những dằn vặt bủa vây lấy người ở lại.
Rằng lý do tại sao?
Có lẽ không một ai hiểu được tại sao một thằng bé 16 tuổi chọn cách từ bỏ cuộc đời này và ra đi mãi mãi.
Trong cuốn Nhật ký năm 14, cậu bé viết, “Năm lớp 6 mình có mối tình đầu tiên, mẹ phát hiện việc mình thích N, mẹ đọc trộm những mẩu thư ngăn bàn N viết, mẹ đến tận nhà N và yêu cầu bố mẹ N xem lại cách dạy con. Mình ko còn nhớ nổi mối tình đầu của mình kết thúc ra sao. Chỉ biết sau đấy 2 đứa không bao giờ nhìn mặt nhau nữa dù còn học chung lớp đến trung học. Mãi sau này mẹ hỏi tại sao mình xa cách mẹ vậy, tại sao ko tâm sự với mẹ? Vì sao? Vì mẹ đã biết quá nhiều, nên không bao giờ mẹ được quyền biết thêm bất cứ điều gì nữa cả.”
Sau đám tang, trên đường về, tôi không khỏi suy nghĩ mông lung.
Những đứa trẻ tự sát, mọi người nói chúng ngu dại, nhưng tôi lại thấy chúng già trước cả chúng ta – những người cha người mẹ tưởng mình trưởng thành và luôn đúng! Chúng không bồng bột đâu. Để có thể đi đến quyết định đau đớn thế, chắc hẳn chúng phải chuẩn bị từ rất rất lâu, tỉ mỉ và cặn kẽ, từ tốn nhưng quyết liệt.
Cuối cùng thì những con người như bọn mình đang làm gì cuộc đời của nhau?
Bạn có dám chắc rằng con của bạn đang sống hạnh phúc như nó mong muốn?
Mỗi ngày bạn có hỏi nó rằng, hôm nay có gì khiến con buồn, và có gì khiến con vui?
Đứa cháu gái con chị tôi, tôi từng chứng kiến nó hỏi mẹ “Mẹ không có câu nào khác để hỏi con à?” Khi chị tôi nói “Nay đi học được mấy điểm hả con?”.
Đành rằng ta luôn cho con những điều tốt đẹp nhất, nhưng ta có bao giờ quan tâm điều con thực sự cần?
Tôi không biết phải nghĩ gì nữa. Mọi thứ như một vòng luẩn quẩn, như đám mây đen bám rịt trong lòng. Nặng nề và bí bách.
Đêm nằm ôm con, tôi hỏi chồng, “Anh này, sau này anh muốn con làm nghề gì? Anh muốn con yêu người thế nào?”. Chồng tôi nói, “làm gì hay yêu ai chẳng được em. Miễn là nó vui!”
Phải! Tôi sẽ chỉ dạy con cách suy nghĩ đúng đắn, cách bảo vệ bản thân, cách phản ứng, cách đối đáp, cách đối nhân xử thế, cách tiếp thu kiến thức trong cuộc đời. Tôi sẽ không dạy nó phải chơi với người thế này, yêu người thế kia, học gì, làm gì…
Tôi sẽ lắng nghe con trước. Nếu nó thật sự muốn tôi khuyên nhủ, tôi sẽ khuyên.
Tôi hỏi chồng thêm, nếu lỡ con chúng mình sau này vì lý do khách quan mà hư đốn, anh có hận nó không? Hận vì công sinh thành nuôi nấng rồi nó quay lưng với mình?
Chồng tôi hỏi lại tôi, “Ô nó yêu cầu mình đẻ nó ra à mà mình lại đặt áp lực lên nó thế? Anh không thích kể công. Anh tin con mình chẳng bao giờ hư cả. Nhưng nếu nó có làm mình thất vọng thì cũng đành chấp nhận. Nó đã dành cho anh cả tuổi thơ của nó, cho anh trải nghiệm sự vui vẻ hạnh phúc chưa từng có. Anh biết ơn nó! Không trông mong không cần gì nhiều!”
Ừ thì làm cha mẹ ai chẳng đặt lên vai con những ước mơ hoài bão nào đó. Nhưng hãy gửi gắm, chứ đừng ép buộc.
Tôi chỉ mong con tôi đủ mạnh mẽ trên đời. Sống như nhánh cỏ bị vùi dập sau cơn giông vẫn vươn mình trước gió.
Hãy quên đi việc ép con phải làm thế này thế kia.
Xin hãy dạy con sự thẳng thắn, dạy con cách diễn đạt con nghĩ thế nào, bản thân con tự nói ra được rằng con muốn gì, và nếu được cho phép, con sẽ làm gì.
Rồi ta sẽ mỉm cười tự nhủ, tại sao ta không nhận ra điều ấy sớm hơn?
p/s: chúng ta nên nhận ra sớm hơn!!
---
Tác giả: Hoang Vi Le”
Qua bài viết đã cho chúng ta thấy, tác giả Hoang Vi Le dường như cũng đã nhận ra rằng phương pháp dạy con theo cách truyền thống của đa phần các bậc cha mẹ hiện nay là sai lầm, dù ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng bởi vì họ đã không chịu hiểu tâm lý của con, mà lại thích áp đặt những tư duy của mình đối với con cái, kết quả là những đứa trẻ lớn lên trong sự mâu thuẫn, xung đột nơi nội tâm để trở nên những con người dễ rơi vào trầm cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh, dẫn đến những sự việc đau lòng đã xảy ra với một số đứa trẻ trong những đứa trẻ đó. Từ đó tác giả cũng đã phần nào hiểu ra vấn đề cần phải giải quyết. Chúng ta cùng xem xét kỹ đoạn trích dưới đây trong bài viết:
“Phải, tôi chỉ dạy con cách suy nghĩ đúng đắn, cách bảo vệ bản thân, cách phản ứng, cách đối đáp, cách đối nhân xử thế, cách tiếp thu kiến thức trong cuộc đời. Tôi sẽ không dạy nó phải chơi với người thế này, yêu người thế kia, học gì làm gì... Rồi ta sẽ mỉm cười tự nhủ, tại sao ta lại không nhận ra điều ấy sớm hơn?”
Mọi người ắt sẽ đồng tình, sẽ hoan hỷ với cách dạy con rất đơn giản như vậy. Nhưng từ suy nghĩ đến làm được việc đó là một khoảng cách rất xa, thậm chí nó xa đến mức với thời gian dài vô tận cũng không thể nào đi tới được. Vì sao vậy? Vì nhân loại này sống và làm việc với tư tưởng làm chủ, tư tưởng sở hữu, tư tưởng điều khiển nên nuôi dạy con cái cũng không thể thoát ra khỏi cái tư tưởng đó. Vậy có cách nào để dạy cho con học để nó có thể : “Sống như ngọn cỏ bị vùi dập sau cơn giông vẫn vươn mình trước gió” không? Có đấy: Hãy đến với Gosinga, quý vị sẽ có được những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất không những để áp dụng vào việc dạy con cái của mình một cách tốt đẹp nhất, mà quý vị sẽ còn có những phương pháp tối ưu nhất để giải quyết nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của chính bản thân quý vị.
Gosinga là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, có sứ mệnh “Đem đèn sáng vào trong bóng tối”, mang ánh sáng của Chánh pháp đến với mọi người. Với đội ngũ tình nguyện viên được đào tạo chuyên nghiệp dưới sự dẫn dắt của một bậc thầy có trí tuệ uyên bác và lòng từ bi vô lượng, Gosinga sẽ giới thiệu đến với quý vị một Đức Phật thật không mang màu sắc, tính chất của tôn giáo bao gồm 2 khía cạnh: Thứ nhất, Đức Phật là nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại vì Ngài đã khám phá ra sự thật thực tại, để rồi từ đó Ngài đạt đến mục đích tối hậu của cuộc đời là chấm dứt khổ. Thứ hai, Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại nhất bởi vì Ngài đã truyền dạy lại những tri thức mà Ngài đã khám phá đến cho mọi người để cho họ cũng đạt đến mục đích tối hậu của cuộc đời là chấm dứt khổ như Ngài. Không chỉ vậy, đến với Gosinga, quý vị còn được hướng dẫn một cách bài bản những tri thức mà Đức Phật đã khám phá và giảng dạy, để từ đó quý vị có thể áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn cuộc sống nhằm giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Những tri thức đó là gì? Đó chính là Kỹ năng sống thích nghi với mọi hoàn cảnh; Kỹ năng chú tâm liên tục; Kỹ năng chấm dứt khổ ngay Bây Giờ và Tại Đây.
Hãy đến với Gosinga, quý vị sẽ có được những trải nghiệm thú vị, bổ ích và thiết thực!
THÔNG BÁO
Khoá huấn luyện Kỹ năng sống thích nghi và chú tâm liên tục do Gosinga Việt Nam tổ chức dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm của Gosinga và khách mời đặc biệt: Giảng sư Nguyên Tuệ. Khóa huấn luyện sẽ diễn ra từ ngày 20/2 – 28/2/2021 (9/1- 17/1 AL) tại Làng Hạnh Phúc – Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên.
Quý vị có nhu cầu tham dự xin mời đăng ký trước 17h ngày 15/02/2021.
Hỗ trợ thông tin chung tất cả các khóa huấn luyện: Phạm Thanh Nam – 0979 964 188.
Link đăng ký tại đây:
https://batchanhdao.vn/9ngaylanghp/https://zalo.me/g/ywfrri654
Một số hình ảnh về Khóa huấn luyện Kỹ năng sống thích nghi; Kỹ năng chú tâm liên tục; Kỹ năng chấm dứt khổ ngay Bây giờ và Tại đây dành cho đối tượng học sinh do Học viện Gosinga Việt Nam tổ chức: